Thăm làng chài Nhơn Lý (Phần 1)

Lần đầu và cũng lần cuối tôi đến Quy Nhơn đã hơn 15 năm, lúc đó tôi đi xuyên Việt với mẹ tôi, người chị và mấy đứa cháu…mẹ tôi đến thăm người em cùng cha khác mẹ, chị đã có thời gian sống với mẹ tôi ở Sài Gòn vào những năm cuối 1950-1960s, tôi gọi là chị Mai (?) Đến Quy Nhơn, nhà chị Mai ngay sát bờ biển, có lẽ do mệt mẹ tôi quyết định ở lại chơi với chị Mai và sau đó quay về lại Sài Gòn, còn chúng tôi sau bữa cơm trưa lên đường đi tiếp ra Quảng Ngãi. Khi đó tôi không ấn tượng gì về Quy Nhơn, trong ký ức chỉ là ngôi nhà nhỏ của chị Mai, chỉ là ngõ hẹp trong khu phố nghèo sát biển và nhà hàng như kiểu gia đình với những món ăn thật ngon…sau này nghe mọi người khen Quy Nhơn, nên tôi quyết định đi lại…sau 15 năm!

014
Tôi vẫn thích xe lửa như những chuyến đi khác khi ở Châu Âu

Đến Quy Nhơn vào lúc 8 giờ sáng, sau gần 14 tiếng trên tàu, khá lâu cho một hành trình đâu đó 650 km, nhưng ít nhất tôi có được không gian riêng, nằm ngồi đi đứng tuỳ ý, tuy có phần hay lắc lư theo con tàu (!). Nhà chị Mai năm xưa giờ đã thành khu quảng trường đẹp nhất của thành phố, với bức tượng lảnh tụ cao to quen thuộc, nhưng người dân chắc vẫn mong có tượng Quang Trung Nguyễn Huệ ở một vị trí trang trọng như vậy! Quy Nhơn ngày nay vẫn yên ắng, với nhiều công trình đẹp, thiết kế khá hài hoà với không gian…

018
Phòng trong khách sạn tôi chọn trong làng chài

Không ở lại thành phố, tôi đi thêm 20km đến làng chài Nhơn Lý và ở trong một hostel sát ngay bờ biển. Khách sạn còn rất mới chỉ khai trương được vài tháng, vẫn còn đang hoàn thiện, phòng ốc sạch và có  tầm nhìn đẹp ra biển.

027

Bỏ đồ trong phòng, tôi vội ra ngoài đi quanh làng chài, tò mò tìm lại hình ảnh xưa của một làng chài ở Bình Tuy, quê ba tôi mà từ lâu tôi chưa về…may ra ít nhiều gợi lại phần nào ký ức tuổi thơ. Hầu như những ngôi nhà cũ xưa đều khoá cửa, then cài, tôi đoán hoặc đã bán hay chủ nhà còn ngoài khơi với tàu?

023
Sự đối lập giữa xưa và nay trong làng chài hơn trăm tuổi
019
Con đường cát dẩn xuống bãi biển, đâu cũng có sự tương phản
024
khách sạn tôi ở với tông màu xanh của Santorini, theo như người thiết kế nói với tôi
012
Vẫn những con đường hẹp, ít nhiều thay đổi với thời gian…
025
như bé gái, trong ngôi nhà cũ, rồi sẽ lớn lên
021
hay như bà cụ chăm chú gọt mướp không chút màng đến tôi đứng sát cửa, nhìn bà…
029
bà vừa làm bếp vừa trông tiệm chạp phô cho con cháu…
028
Trong làng sát biển khá nhiều nhà “bỏ hoang”

Đi quanh quẩn một hồi, đâu cũng thấy sự tương phản giữa cái cũ cái mới, giàu và nghèo, xưa những làng chài có một thời gian dài là điểm ra đi của bao nhiêu người tìm một cuộc sống mới, giờ có tiền gửi về để cha mẹ, anh em xây dựng ngôi nhà khang trang hơn, hay vài năm gần đây khi làn sóng du lịch bao trùm khắp mọi nơi, cố tìm ra những điểm mới thu hút khách đã thay đổi diện mạo làng chài xưa…

032
Từ lâu nhiều ngôi nhà ở các làng quê vẫn hay lưu lại năm xây trên tường, ngôi nhà xây từ 1963 giờ đang chờ người chủ mới…đập đi xây lại

Khi đi dọc bờ biển tôi thấy những chiếc thúng không còn đan bằng gổ hay tre gì đó, trét hắc ín đen (!?) như hình ảnh còn lưu lại trong tâm trí tôi lúc nhỏ, mà là nhựa xanh làm tôi phần nào tiếc nuối khi thời gian thay đổi hết mọi vật, nhưng chắc tiện hơn cho người  đi biển không cẩn phải trét lại thúng sau một thời gian…

035
Giờ là chiếc thúng bằng nhựa xanh…
036
Những con thuyền neo đó chờ đến khuya để ra khơi

Tôi thích biển vô cùng, thích màu xanh, thích mùi gió mặn lẫn đâu đó mùi cá, thích tiếng sóng, thích ánh nắng và những bãi cát trắng, cát ở làng chài này không trắng mà đen, tôi không biết do đâu, thích ngắm hoàng hôn và bình minh trên biển…và tôi cũng sợ biển, cảm giác đó có từ rất lâu, khi tôi còn nhỏ lúc về quê nội ở Bình Tuy, có một tối đứng nhìn biển chỉ thấy một màu đen bao trùm…và tôi sợ.

037
Khi màn đêm xuống con tàu trông đơn độc làm sao…
031
Cát làng chài đen nhiều hơn trắng

Quay về lại khách sạn, chúng tôi đi ăn trưa, đầy thất vọng, nhưng bù lại tôi đến được Eo gió và ngày hôm sau Kỳ Co, hai điểm được coi đẹp nhất của Quy Nhơn, nhất là Kỳ Co với bãi biển trong xanh, cát vàng…cho đến khi du khách tràn vào, như một cơn lốc không ngừng! (To be continued) 

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s